Nguyên nhân gây acid uric cao
Di truyền học
Một số đột biến gen đã được phát hiện trong các gen mã hóa những protein chịu trách nhiệm về bài tiết acid uric qua thận. Phần lớn các đột biến có mặt trong gen của gia đình chất mang hòa tan, như SLC2A9 và SLC17A1. Những đột biến này được liên kết với một số bệnh chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch và bệnh gút.Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các điều kiện làm tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường. Tăng acid uric máu thường thấy ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa cho dù mối liên kết giữa hai yếu tố này vẫn chưa được làm rõ. Sự gia tăng tỷ lệ người mắc hội chứng chuyển hóa trên toàn thế giới, cũng như bệnh tim và bệnh tiểu đường, đồng thời cũng dẫn tới sự gia tăng trong tỷ lệ người bị tăng acid uric máu.Chế độ ăn uống
Bởi vì acid uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa purine, một chế độ ăn uống purine giàu làm tăng nguy cơ phát triển tăng acid uric máu. Purine có nhiều trong thịt và các sản phẩm được chế biến từ thịt, đặc biệt là bộ phận nội tạng. Ví dụ về các loại thực phẩm giàu purine bao gồm lá lách, gan, thận, cá cơm, cá cơm, cá mòi, cá thu và sò điệp. Lạm dụng rượu bia và muối cũng được biết đến là những yếu tố có thể làm tăng acid uric trong máu.Các bệnh do acid uric cao
TĂNG HUYẾT ÁP:
Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị. Tỉ lệ bệnh gout trong dân số tăng huyết áp là 2 –12 %. Mặc dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tượng tăng huyết áp nhưng không có sự liên quan giữa acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25 – 50 % bệnh nhân gout có kèm tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gout và tăng huyết áp hiện nay chưa được biết rõ.
NHỒI MÁU CƠ TIM:
Ở những bệnh nhân tăng acid uric máu có 20,1% bị hội chứng chuyển hóa, trong khi ở bệnh nhân không tăng acid uric máu thì con số này là 15,3%. Đồng thời, tăng acid uric máu có liên quan với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột tử do tim ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH:
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ mỡ động mạch. Tuy vậy tăng acid uric máu không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch liên quan nhiều đến tình trạng béo phì hơn là liên quan đến sự tăng acid uric máu. ở bệnh nhân gout, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, đề kháng insulin, tăng TG máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ mỡ động mạch. Các yếu tố nguy cơ này tự nó làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, và như vậy, acid uric máu chỉ gián tiếp làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch thông qua việc kết hợp với các bệnh lý có nguy cơ cao nói trên
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
Bệnh lý đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2 là bệnh lý thường gặp đi kèm với Gout. Bệnh lý đái tháo đường nằm trong hội chứng rối loạn chuyển hoá chung. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, mà nguyên nhân chính do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh lý đái tháo đường ở bệnh nhân Gout thường do sự đề kháng Insulin. Việc kết hợp nhiều bệnh làm cho việc điều trị gặp khó khăn, đòi hỏi phải kết hợp tốt điều trị nhiều bệnh cùng một lúc, và một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cách kiểm soát lượng acid uric trong cơ thể
- Thay đổi chế độ ăn uống: Bệnh nhân mắc chứng bệnh gút và cao huyết áp nên ăn rau, củ quả. Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol hay các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại hải sản nhằm phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp và làm bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống nhiều nước: mỗi ngày từ 2 – 4 lít để hạn chế sự lắng đọng tinh thể urat trong nước tiểu, đào thải Acid Uric trong máu ra ngoài cơ thể vừa giúp cân bằng huyết áp.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và bệnh gút. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.
- Tập luyện thể dục thể thao: vận động hợp lý ngày từ 30-60 phút/ ngày qua các bài tập như bơi lội, đi bộ, cầu lông,.. sẽ giúp ngăn ngừa mắc bệnh huyết áp, lưu thông máu tốt giúp đào thải Acid Uric trong máu tốt hơn.
- Nói không với chất kích thích, chất có cồn: các chất này là nguyên nhân làm tăng huyết áp và khiến cho nguy cơ bị bệnh gút cao hơn, nên loại bỏ càng sớm càng tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét