Bệnh gút là gì ?
Bệnh gút (Gout), trong Đông y gọi là bệnh thống phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Bình thường axit uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân,…gây ra viêm khớp, sưng tấy đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.
Các giai đoạn của bệnh gút
Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng:
Giai đoạn này nồng độ acid tăng cao, tuy nhiên chưa có dấu hiệu xuất hiện các cơn đau nhức. Đây là giai đoạn tăng acid uric trong máu. Ở giai đoạn này việc yêu cầu điều trị chưa thực sự cần thiết, tuy nhiên được khuyến cáo tầm soát và theo dõi thường xuyên.
Giai đoạn 2: Gút cấp tính
Trong giai đoạn này, tinh thể urat đã tích tụ tại các khớp và lắng đọng thành mảng gây nên những cơn đau kèm theo sưng khớp và nóng đỏ. Các triệu chứng này bùng phát nhanh và gây đau dữ dội trong vòng 6 đến 24h, gọi tắt là "đợt tấn công của gout" , các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, sau đó với những khớp đã từng đau sẽ có cảm giác bình thường trở lại và cơn đau biến mất. Để kiểm soát giai đoạn này bênh nhân nêu dùng các liệu pháp để giữ cho nồng độ acid uric dưới ngưỡng 6 mg/dl
Giai đoạn 3: Giai đoạn tổn thương khớp giữa các đợt gút cấp:
Kế từ lúc cơn gút cấp đầu tiên cho tới gian đoạn này thường cách nhau từ 5 đến 10 năm tùy theo thể trạng và chế độ ăn uống của từng người, Ở giai đoạn này các đợt tấn công của gout không còn thường xuyên và theo chu kỳ, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau, chức năng hoạt động của các khớp hoạt động bình thường, Tuy nhiên, các tinh thể urat vẫn tiếp tục tích tụ hình thành và lắng đọng trong các khớp. Các cơn đau sẽ được kiểm soát nếu duy trì acid uric ở mức 6.0 mg/dl
Giai đoạn 4: Gút mạn có tophi:
Giai đoạn cuối của bệnh gút, với các tinh thể urat điển hình bám chặt vào các khớp. Đây là giai đoạn cuối của bệnh gút. Theo thời gian, các tinh thể acid uric lắng đọng tạo thành các dạng hạt làm cho các cơn đau tăng nhanh theo từng đợt, sau đó viêm khớp liên tục, biến dạng khớp, kéo dài phá hủy các khớp, đồng thời các mô xung quanh cũng bị tổn thương và dẫn đến dị tật. Giai đoạn này gút tiến triển rất nhanh. Tại Việt Nam phần lớn bệnh nhân gút rơi vào giai đoạn này mới điều trị, ở giai đoạn này bệnh gút trở nên phức tạp và khó kiểm soát, vì các biến chứng tác động vào cơ thể, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Cách phòng ngừa bệnh gút hiệu quả
- - Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải. Có thể ăn các loại thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ.
- - Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.
- - Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... trừ cà chua) bệnh nhân gút đều có thể sử dụng.
- - Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và có tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể cũng rất tốt cho bệnh nhân gút (có thể uống 1-3 cốc/ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét