Nếu cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng acid uric trong dân VN ước tính chỉ 1%-2%, thì hiện nay tình trạng trên đang gia tăng đáng kể.
Tại sao tăng acid uric trong máu lại nguy hiểm
Ở cơ thể người bình thường, sự chuyển hóa các chất có nhân purin tạo ra một lượng acid uric có tính chất hằng định ở trong máu (nam giới từ 180 - 420mmol/l, nữ giới từ 150 - 360mmol/l). Khi chỉ số acid uric máu tăng cao hơn bình thường được gọi là tăng acid uric máu. Như vậy, chứng tăng acid uric máu là do rối loạn chuyển hóa gây ra. Đứng hàng đầu trong chứng tăng acid uric máu là người đã và đang mắc bệnh gút. Khi bị bệnh gút thì chắc chắn có acid uric trong máu tăng. Tuy vậy, khi xét nghiệm thấy acid uric máu tăng thì chưa chắc là mắc bệnh gút (tất nhiên ngoài acid uric tăng thì bệnh gút còn có các triệu chứng khác, rất điển hình).
Một số bệnh liên quan
Một số bệnh liên quan đến tăng acid uric máu như bệnh sỏi thận, suy thận mạn, bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào trong điều trị bệnh ung thư, một số người tăng huyết áp hoặc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu. Tăng acid uric máu gây bất lợi cho sức khỏe nhưng với NCT thì càng bất lợi hơn, vì khi tăng acid uric máu, nếu chúng kết tủa và lắng đọng ở tim, mạch thì sẽ gây viêm mạch máu, xơ vữa động mạch gây thiểu năng mạch vành, đột quỵ hoặc gây viêm màng ngoài tim. Nếu kết tủa ở vùng đầu thì có thể gây viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai, viêm màng não. Nếu kết tủa ở vùng sinh dục, các tinh thể uric gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt. Theo một nghiên cứu tại Hà Lan, những bệnh nhân bị gút ở tuổi trung niên thường dễ bị tăng huyết áp (43%), tăng cholesterol máu (5%) và đái tháo đường (>50%). Vì thế, các chuyên gia về khớp có một nhìn nhận mới: bệnh gút là dấu hiệu sớm của các bệnh về tim, mạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét